Đầu năm 2020, tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu chính thức khởi công sẽ là thời điểm nâng giá đất Bà Rịa, Đồng Nai lên một tầm mới. Dự án này có tầm ảnh hưởng như thế nào? Cùng chúng tôi điểm qua vài nét về tiến độ giải ngân dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu trong bài viết dưới đây!

Thông tin chính xác về dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Dự án đường cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu thuộc quy hoạch phát triển mạng đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/03/2016, tuyến cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu có chiều dài 76km.

Ngày 30/06/2020, Thủ tướng Chính phủ cò văn bản 813/TTg-CN cho phép tách đoạn tuyến từ nút giao Vũng Vằn (TP Bà Rịa) đến nút giao đường Ven biển (TP Vũng Tàu) ra khỏi dự án đường cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu. Như vậy, tuyến đường này còn có chiều dài là 68.6km.

Vị trí dự án cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu?

Điểm đầu (Km0 +00) giao với Quốc lộ 1A đoạn tránh thành phố Biên Hoa; cách ngã tư Vũng Tàu 6,5km về phía Bắc.

Điểm cuối tuyến tại nút giao Vũng Vằn, thành phố Bà Rịa (Km59+800), đoạn này có chiều dài tuyến 59.8km. Riêng đoạn tuyến nhánh nối đường vào cảng Cái Mép – Thị Vải dài 8.8km sẽ được đầu tư sau. Cụ thể, chiều dài đoạn qua tỉnh Đồng Nai 34,2km và 12,6km chạ̣y qua Bà Rịa – Vũng Tàu (gồm 3,8km đường cao tốc và 8,8km tuyến nhánh nối vào Cảng Cái Mép – Thị Vải).

Quy mô đầu tư dự kiến

+ Đoạn 1 (Từ Biên Hoà đến cao tốc Long Thành – Dầu Giây dài 16.8km): Quy mô đường cao tốc 4 làn xe tiêu chuẩn trong giai đoạn 1 và sau đó nâng cấp 6 làn xe trong giai đoạn 2;

+ Đoạn 2 (Từ cao tốc Long Thành – Dầu Giây đến thị xã Phú Mỹ dài 21.2km): Quy mô 6 làn xe tiêu chuẩn;

+ Đoạn 3: (Từ thị xã Phú Mỹ đến nút giao thông Vũng Vằn, thành phố Bà Rịa dài 21.8km): Quy mô đường cao tốc 4 làn xe tiêu chuẩn;

+ Đầu tư đồng bộ hệ thống đường gom, cầu vượt, cống chui, nút giao và các công trình phụ trợ khác.

Về Giải phóng mặt bằng: Giải phóng mặt bằng toàn bộ ngay trong giai đoạn 1 với 6 làn xe tiêu chuẩn

– Vốn đầu tư: Khoảng 23.075 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư là 13.125 tỷ đồng, vốn ngân sách là 9.950 tỷ đồng (trong đó chi phí bồi thường GPMB khoảng 7.005 tỷ đồng, chi phí các hạng mục phụ trợ khác 2.945 tỷ đồng)

Dự kiến lựa chọn đầu tư: Đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP), loại hợp đồng BOT

Kiến nghị: Để sớm triển khai và đảm báo phương án khả thi đối với dự án cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu theo hình thức BOT, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị Bộ kế hoạch và Đầu tư xem xét, bố trí ngân sách Trung ương cho tỉnh khoảng 9.950 tỷ đồng trong giai đoạn 2021 – 2025 để chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng là 7.005 tỷ đồng và đầu tư các công trình phụ trợ thuộc dự án là 2.945 tỷ đồng.

Tiến độ dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đang đến đâu?
Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu khi nào triển khai

Dự án đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu chính thức được Chính phủ giao quyền phê duyệt đề xuất dự án cho Bộ GTVT năm 2010. Tuy nhiên đến năm 2014, do chi phí đầu tư khá cao nên đơn vị giám sát PMU 85 đã đề xuất phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn. 

Theo đó, giai đoạn 1 của dự án là đoạn Biên Hòa – Phú Mỹ dài 47 km với quy mô 4 làn xe, mặt cắt ngang 17m. Giai đoạn này bao gồm: 34,2km cao tốc phía Đồng Nai; 3,8km cao tốc phía Bà Rịa – Vũng Tàu; 8,8km đường cấp 3 đồng bằng nối vào cảng Cái Mép – Thị Vải phía Bà Rịa – Vũng Tàu. Cụ thể: 

Giai đoạn 2 có phạm vi giống giai đoạn 1 với quy mô mở rộng theo quy hoạch 6 – 8 làn xe. Từ TX.Phú Mỹ đến TP.Vũng Tàu (31km). Dự kiến đường cao tốc khi hoàn thành sẽ có 6 làn xe (giai đoạn 1 xây dựng 4 làn xe) và thời gian thu phí cho giai đoạn 1 là 23 năm.

Nhưng trong năm 2015, BVEC chính thức chấm dứt đầu tư dự án. Như vậy, trải qua 10 năm với rất nhiều cuộc họp giữa các ban ngành, dự án vẫn giậm chân tại chỗ vì nguồn vốn không có, phương án thực hiện không khả thi.

Thông tin nhanh dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Tên dự ánĐường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
Ký hiệuCT13
Chiều dài76km
Tổng vốn đầu tư9.222,8 tỷ đồng (theo hình thức BOT)
Điểm đầuTuyến Võ Nguyên Giáp thuộc phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Điểm cuốiNút giao thông Ông Từ thuộc phường 12, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,
Chủ đầu tư Tổng công ty IDICO, Tổng công ty Sông Đà và Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam ( Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (BVEC) 
Cơ quan quản lýBộ GTVT giao UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Quy môĐược thiết kế với quy mô đường cao tốc loại A, tốc độ thiết kế 100 – 200 km/h với 6 làn xe.

TEDI đưa ra 3 phương án xây dựng

Phương án 1 là đầu tư toàn tuyến,  vốn Bà Rịa-Vũng Tàu đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng, vốn Trung ương và Đồng Nai đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng, kêu gọi vốn đầu tư khoảng 11.000 tỷ đồng.

Phương án 2 là Bà Rịa-Vũng Tàu cùng Đồng Nai sẽ đầu tư với chi phí 6.800 tỷ đồng giải phóng mặt bằng; kêu gọi vốn đầu tư 11.000 tỷ đồng và Trung ương hỗ trợ thêm 5.000 tỷ đồng để xây dựng đường cao tốc; còn lại tuyến nối đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng do Bà Rịa-Vũng Tàu thực hiện.

Phương án 3: phần 1 Trung ương và Đồng Nai sẽ đầu tư với vốn 5.000 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng, Bà Rịa-Vũng Tàu đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng giải phóng mặt bằng, còn lại kêu gọi đầu tư hơn 7.800 tỷ đồng xây dựng cơ bản.

Sau khi nghe TEDI báo cáo, Chủ tịch Nguyễn Văn Thọ giao Sở Giao thông vận tải cùng UBND tỉnh lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cho chủ trương đầu tư.

Tiến độ giải ngân và thi công thi công đến đâu?

Ngày 8/02/2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đồng ý triển khai dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, trong đó 47 km được triển khai trước với tổng mức đầu tư khoảng 9.222,8 tỷ đồng theo hình thức BOT, chậm nhất đến năm 2020 sẽ chính thức khởi công xây dựng.

Dự kiến thời gian thi công giai đoạn 1 là 24 tháng. Việc đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư, thi công xây dựng trong giai đoạn 2021-2025. Đối với dự án thành phần 2 sẽ được tách thành dự án riêng và giao UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức đầu tư.

Được biết, cách đây 10 năm, dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đã được Bộ Giao thông – vận tải nghiên cứu và mời gọi nhà đầu tư. Thời điểm đó, đơn vị tư vấn đề xuất chỉ làm 4 làn xe với vốn đầu tư từ ngân sách trung ương hơn 1.800 tỷ đồng. Thế  nhưng, chưa kêu gọi thu hút đầu tư thành công. Do đó, dự án mới chậm đến thời điểm này. “Hiện nay quốc lộ 51 đã quá tải, việc đầu tư cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu cực kỳ cấp bách.

Bản đồ đoạn đường cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu

Tiến độ dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đang đến đâu?
Bản đồ đoạn đường cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu

Hướng tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Tiến độ dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đang đến đâu?
Sơ đồ Hướng tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Ý nghĩa của đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Sự cần thiết đầu tư tuyến cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu: Hiện nay, các tỉnh Đông Nam bộ và miền tây Nam bộ chỉ kết nối đến Bà Rịa – Vụng Tàu bằng duy nhất tuyến đường bộ độc đạo là Quốc Lộ 51 nên dẫn đến quá tải, gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng nghiệm trọng đến việc vận chuyển hàng hoá về cụm Cái Mép – Thị Vải và lưu thông của ngưởi dân.

Do đó, tuyến đường bộ Cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu là tuyến giao thông quan trọng cần sớm được đầu tư, góp phần giảm áp lực cho tuyến Quốc Lộ 51, rút ngắn thời gian đưa hàng về Cụm Cái Mép – Thị Vải, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội của cả vùng Đông Nam Bộ và khu vực phía Nam

Hiện tại, quốc lộ 51 là tuyến đường duy nhất nối thành phố Biên Hòa với thành phố Vũng Tàu. Với tình trạng lưu lượng giao thông quá tải như hiện nay, theo tính toán của Bộ GTVT thì đến năm 2020 đoạn Biên Hòa – Phú Mỹ sẽ có nguy cơ ùn tắc. Vì thế, dự án cao tốc Biên Hòa – Đồng Nai khi hoàn thành sẽ giảm bớt gánh nặng kẹt xe trên QL 51.

Đồng thời cũng vận chuyển khối lượng lớn hàng hóa từ cụm 5 cảng biển lớn ở khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai và hàng chục khu và cụm công nghiệp. Bên cạnh đó, đây còn là đầu mối của nhiều tuyến giao thông quan trọng của cả nước như đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây, tuyến Quốc lộ 51, đường sắt Thủ Thiêm, sân bay quốc tế Long Thành.

Ngoài ra, đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực tập trung các đầu mối giao thông quan trọng như cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải, sân bay Long Thành trong tương lai. 

Đón đầu thị trường bất động sản Bà Rịa, Long Thành

Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam, so với các địa phương giáp ranh TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai… Trong 1 năm trở lại đây, sự phát triển kinh tế và hạ tầng của khu vực này được ghi nhận có những chuyển biến tích cực. Thị trường nhà ở cũng bắt đầu tăng rõ rệt. Bà Rịa được các nhà đầu tư đánh giá như một thị trường mới nổi của giới bất động sản. Mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư nhanh nhạy đón xu hướng mới.

Tiến độ dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đang đến đâu?
Theo thống kê sơ bộ, hiện nay có gần 10 siêu dự án, với tổng nguồn cung gần 10.000 sản phẩm

Theo thống kê sơ bộ, hiện nay có gần 10 siêu dự án, với tổng nguồn cung gần 10.000 sản phẩm lần lượt được tung ra thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Vũng Tàu và dự án đất nền Long Thành trong 6 tháng cuối năm 2019. Trong đó, 80% nguồn cung đến từ các dự án: The Sóng Vũng Tàu (An Gia), Gem Sky World 92,2 ha của Đất Xanh Group, Vũng Tàu Pearl (Hưng Thịnh), Ibiza Complex (TCG Holding), Heaven Resort (DHA Corp), T&T Gateway, dự án Barya Citi (nhà đầu tư Asia New Time)… 

Nguồn: Invert.vn